BIỂU TƯỢNG CÁ CHÉP TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG
BIỂU TƯỢNG CÁ CHÉP TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG
Cá chép gắn liền với nhiều phong tục, tập quán ở phương Đông đặc biệt là các nước Đồng Văn. Vậy biểu tượng cá chép trong văn hóa phương Đông có ý nghĩa gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
- Hình ảnh cá chép trong các phong tục, tập quán
- Cá chép hóa rồng
“Mồng bảy cá đi ăn thề
Mồng tám cá về vượt thác Vũ Môn”
Chuyện xưa kể rằng, một năm trời hạn hán vì số Rồng phun nước xuống trần gian làm mưa quá ít, Ngọc hoàng đại đế mới tổ chức kỳ thi tuyển chọn các con vật đủ phẩm chất và tài năng để hóa Rồng.
Cuộc thi có ba kỳ, mỗi kỳ vượt qua một đợt sóng, kỳ sau càng khó khăn, nguy hiểm hơn kỳ trước. Con vật nào vượt qua ba đợt sóng thì được hóa rồng. Chiếu chỉ ban xuống, các loài vật tranh nhau đi thi. Rất nhiều loại thủy tộc đều bị loại.
Tượng cá chép hóa rồng Đà Nẵng
Sau một thời gian dài nhưng không tìm được con vật nào đủ năng lực. Ngọc hoàng toang định hủy bỏ cuộc thi thì có một con cá chép đăng ký dự thi. Mây gió kéo đến, sấm sét ầm trời, đợt sóng cao giận dữ như muốn nuốt trọn cá chép nhưng nó vẫn vượt qua và lọt vào cửa Vũ Môn và hóa rồng.
Những con cá chép còn lại cũng khao khát vượt qua Vũ Long Môn bởi vượt qua cánh cửa đó nó sẽ trở nên cao quý, sống đời đời kiếp kiếp. Tuy nhiên chẳng có con nào vượt qua được nữa. Bởi tụi nó không có phẩm chất và năng lực để trở thành Rồng. Con cá chép kia đã luyện tập cực khổ, bị thương bao nhiêu lần nhưng chưa một lần từ bỏ, và nó xứng đáng nhận được thành quả từ những nỗ lực của mình.
- Phương tiện ông Táo về trời
Ngày 23 tháng chạp âm lịch hằng năm là ngày ông Táo cưỡi cá chép về chầu trời, bẩm báo với Ngọc hoàng mọi việc tốt đẹp xảy ra trong nhà. Trong ngày này, người người nhà nhà làm cỗ để đưa ông Táo về chầu trời. Ngoài mâm cỗ phải cúng thêm một con cá chép còn sống, thả trong chậu nước để cạnh mâm cỗ. Sau đó, cá sẽ được phóng sinh ra ao hồ.
- Cá Koi trong văn hóa Nhật Bản
Cá Koi là một loại cá chép thường được thuần hóa, lai tạo để nuôi làm cảnh. Trong văn hóa xứ sở Mặt trời mọc, cá Koi được coi là quốc ngư. Cá Koi nổi bật trong tác phẩm của các nghệ sĩ xăm mình Nhật Bản.
Vào ngày lễ bé trai ở Nhật (ngày 5 tháng 5 dương lịch), mỗi gia đình sẽ treo 1 lá cờ đón gió Koinobori với mong muốn những đứa trẻ trong nhà lớn lên sẽ có đủ nghị lực, kiên trì để đạt thành công.
- Ý nghĩa biểu tượng cá chép trong văn hóa phương Đông
Mọi ý nghĩa của cá chép đều bắt nguồn từ truyền thuyết cá chép hóa rồng.
Cá chép ước mơ hóa Rồng cũng như khao khát của con người muốn chính mình trở nên tốt đẹp hơn, đạt nhiều thành công trong cuộc sống. Hình ảnh cá chép nỗ lực, cố gắng để vượt Vũ Môn như một lời nhắc nhở mọi người luôn phấn đấu, kiên trì đến cùng mới đạt được thành công. Do đó, biểu tượng cá chép gắn liền với sự nỗ lực, kiên cường.
Cá chép hoá Rồng phun mưa, hóa giải hạn hán đem lại mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no. Vì vậy biểu tượng cá chéo còn mang ý nghĩa của sự thịnh vượng, sung túc.
Với những ý nghĩa trên, bày tượng hoặc tranh cá chép sẽ giúp gia chủ đạt được kết quả cao trong học hành, thi cử, thăng quan tiến chức nhanh chóng, cũng như đạt được may mắn, tài lộc trong việc kinh doanh.
Như vậy biểu tượng cá chép có rất nhiều ý nghĩa, đây chính là lý do mà trong phong thủy cá chép luôn là một trong những linh vật được ưa chuộng.
Hiện nay Gỗ Thành Vinh đang cung cấp nhiều vật phẩm về cá chép đa dạng như tranh gỗ Cửu ngư quần hội, tranh gỗ Pơ mu cá chép, đĩa cá chép gỗ nu nghiến, đồng hồ gỗ treo tường… Nếu có thắc mắc về sản phẩm thì liên hệ ngay với chúng tôi nhé.