GỖ PƠ MU LÀ GÌ?
GỖ PƠ MU LÀ GÌ?
Bên cạnh gỗ thông và gỗ sồi thì gỗ pơ mu hiện đang là mốt trong sử dụng làm đồ trang trí nội thất gia đình. Tại sao gỗ pơ mu lại được ưa chuộng như vậy? Gỗ pơ mu là gì? Có tốt không? Cùng chúng tôi tìm hiểu về gỗ pơ mu qua bài viết dưới đây nhé.
Đặc điểm sinh học của gỗ pơ mu
Thuộc một chi trong họ gỗ Hoàng đàn, pơ mu là cây thân gỗ lá thường xanh, chiều cao trung bình 25–30 m, tán hình tháp. Vỏ cây có màu ánh nâu hay nâu xám, rất dễ bị tróc khi cây còn non, với những cây già trên vỏ có các vết nứt theo chiều dọc, nếu ngửi cảm thấy có mùi thơm
Các lá được sắp xếp trong các hệ thống cành nhánh nhỏ bằng phẳng. Lá trên các cây trưởng thành hơi sắc, dài khoảng 2 -5 mm, phía trên xanh thẫm, phía dưới có các dải khí khổng màu trắng. Các lá ở phần bên có dạng hình trứng và bị nén, còn các lá mặt có dạng mác ngược với đỉnh tam giác. Trên các cây non thì các lá lớn hơn, dài tới 8–10 mm và rộng 6 mm.
Là loại cây không chịu được bóng râm, và cần có khí hậu mát mẻ, nhiều mưa, nó mọc trên các loại đất ẩm trong các khu vực miền núi, rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, trên sườn núi thường xen kẽ với một số loài cây lá rộng, lá kinh khác như sồi, cau, hồi nú, đỗ quyên… Tại Việt Nam gỗ pơ mu mọc trên địa hình đất đá vôi hay ngồi gốc granit từ độ cao 900m trở lên.
Gỗ pơ mu còn có các tên gọi khác như đinh hương, tô hạp hương, mạy vạc (người thiểu số ở Lào Cai), mạy long lanh (người Thái ở miền Tây Bắc và Thanh Hóa), khơ mu (Hà Tĩnh), hòng he (người Ba Na ở Gia Lai và Kon Tum).
Gỗ pơ mu có tốt không?
Mỗi loại gỗ mang trong mình một đặc điểm tạo nên sự khác biệt của nó. Tuy độ bền không thể sánh với gỗ mun, mùi thơm không thể đứng ngang hàng với trầm hương nhưng gỗ pơ mu vẫn có vị thứ cao trong các loại gỗ. Gỗ pơ mu có vân đẹp, nhẹ và bền, không bị mối mọt. Đây chính là lý do mà nội thất làm từ gỗ pơ mu rất được ưa chuộng.
Tuy nhiên bạn nên chú ý một điều, cũng giống như các loại gỗ có dầu khác, gỗ pơ mu khi mới có màu rất sáng, nhưng qua thời gian sẽ bị xỉn màu, ngả vàng. Do đó khi sử dụng gỗ pơ mu bạn phải biết cách vệ sinh và bảo quản để gỗ có giá trị sử dụng lâu hơn.
Ứng dụng của gỗ pơ mu trong đời sống
Trước kia gỗ pơ mu thường được dùng đóng quan tài. Người Lào, Dao và Mông thường xẻ ván lợp nhà, làm vách. Than pơ mu cho nhiệt lượng cao khi đốt, xua đi cái lạnh giá rét của miền núi.
Nhờ có nhiều ưu điểm như chất gỗ bền, màu gỗ sáng, vân gỗ đẹp, lên PU đồng màu và mịn màng nên gỗ pơ mu thường được sử dụng trong thiết kế nội thất như làm sàn gỗ, bàn ghế, vách trang trí, ốp trần, đóng cửa, đóng tủ… Gỗ pơ mu còn được dùng để tạc tượng, điêu khắc tranh. Chất gỗ cũng được cho là không cứng lắm cho nên rất thích hợp đục các loại tượng như di lạc, quan công, phật bà quan âm…
Gỗ pơ mu có mùi thơm đặc trưng, không quá nồng cũng không quá nhạt, vì vậy nếu trong nhà bạn sử dụng nội thất từ gỗ pơ mu hay đơn giản là một tượng gỗ nhỏ thì trong nhà luôn thoang thoảng mùi thơm rất dễ chịu. Mùi thơm này không chỉ làm cho căn nhà bạn trở nên đặc biệt mà còn giúp tin thần trở nên thoải mái, thần kinh ổn định.
Theo kinh nghiệm dân gian thì gỗ pơ mu còn có khả năng chống muỗi, xua đuổi côn trùng. Gốc rễ được dùng chưng cất, chiết xuất tinh dầu. Tinh dầu Pơ mu có tác dụng kháng khuẩn, giúp khỏe mạnh gân cốt, chống viêm, kháng nấm mạnh, phòng và điều trị các bệnh về da. Tinh dầu Pơ-mu còn giúp tăng cường sinh lực, cơ bắp khỏe mạnh, có tính sát khuẩn, giảm sưng tấy. Khi xông có tác dụng thanh lọc không khí, đuổi muỗi và côn trùng.
Từ những giá trị kinh tế trên nên gỗ pơ mu bị khai thác mạnh và trở nên khang hiếm. Hiện nay số lượng gỗ pơ mu đã giảm đi nhanh chóng do đó gỗ pơ mu được đưa vào Sách đỏ vào năm 1995 để bảo tồn.
Hiện nay Gỗ Thành Vinh đang cung cấp các đồ nội thất trang trí làm từ gỗ pơ mu như đao gỗ pơ mu, tượng gỗ… và còn các vật phẩm phong thủy khác.