Gỗ tràm là gỗ gì? Gỗ tràm thuộc nhóm mấy?
Gỗ tràm là gỗ gì? Gỗ tràm thuộc nhóm mấy?
Có rất nhiều loại cây gỗ trong tự nhiên, trong đó có một loại cây có lẽ khá phổ biến với người dân Việt Nam, đó là cây gỗ tràm. Cùng tìm hiểu loại cây gỗ này trong bài viết dưới đây để xem gỗ tràm là gỗ gì và thuộc nhóm mấy nhé.
Đặc điểm của cây tràm
Cây tràm còn có tên gọi khác là khuynh điệp, chè đồng, bạch thiên tầng. Có tên khoa học là Melaleuca leucdendron L, thuộc họ Sim Myrtaceae. Về đặc điểm, tràm là cây gỗ nhỏ và trung bình, thường xanh, có chiều cao từ 10 – 15m, cây trưởng thành có thể đạt đến 20 – 25m. Đường kính thân gỗ có thể đạt tới 50 – 60cm.
Cây tràm bụi thường cao từ 0,5 – 2m. Nếu mọc ở nơi đất cằn cỗi thân cây thường không thẳng, vỏ ngoài mỏng xốp, màu trắng xám và bong thành nhiều lớp. Lá đơn, mọc so le, phiến lá hình trái xoan hẹp thường không cân gối, lá lúc non có lông mềm màu trắc bạc, sau nhẵn dần và chuyển sang màu xanh lục. Hoa nhỏ màu vàng hoặc trắng. Quả dạng quả nang chứa nhiều hạt, có hình bán cầu hoặc hình cầu, khi chính nứt thành 3 mảnh.
Tràm gió và tràm trà
Hiện nay có hơn 200 loại tràm được công nhận, phần lớn phân bố tại Úc, Malaysia. Tuy nhiên ở Việt Nam người ta thường biết đến cây tràm với hai loại: tràm gió và tràm trà.
Tràm gió và tràm trà đều có thành phần tương tự gần giống nhau, tuy nhiên tràm gió thường chỉ được dùng trong cách liệu pháp trị bệnh, còn tràm trà được dùng phổ biến để làm đẹp. Cả 2 loại gỗ cũng được sử dụng rất nhiều trong sản xuất đồ dùng nột thất, làm giấy,… đây là loại gỗ có giá trị kinh tế rất cao.
Tràm gió: cây tràm gió mọc thành rừng tự nhiên ở Việt Nam, rừng tràm phân bố nhiều ở Thừa Thiên – Huế và rải rác ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị. Cây tràm gió cũng có hoa trắng tuy nhiên lá thường to hơn thân bụi cỏ, là cây gỗ nhỏ cao đến 7m, vỏ có nhiều mảng mỏng trắng xốp, lá có phiến thon dạng tre hay lá rộng, dài từ 7 – 8cm, rộng 2cm, tinh dầu tràm gió được dùng làm thuốc trừ thấp và giảm đau, có tính sát trùng mạnh đối với nhiều vi khuẩn gây bệnh, lá tràm gió cũng có thể xông trị cảm cúm, lấy nước rủa mụn nhọt, vết thương, là thuốc trị phong thấp, cảm cúm,…
Tràm trà: phổ biến ở Úc, bờ biển phía Bắc và dãy liền kể của New South Wales, tràm trà cũng có hoa trắng nhưng lá nhỏ và mọng nước hơn, tràm trà được thường được sử dụng rộng rãi trong sản xuất mỹ phẩm, kem đánh rang, sữa tắm, dầu gội đầu…
Gỗ tràm thuộc nhóm mấy?
Gỗ tràm thuộc nhóm IV (là nhóm gỗ có màu tự nhiên, thớ mịn, tương đối bền và dễ gia công) trong bảng phân loại các nhóm gỗ của Việt Nam. Phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên Việt Nam.
Gỗ tràm được trồng và khai thác từ 13 năm tuổi trở lên, gỗ phải có đường kính trên 18cm, khi gỗ có màu sắc vàng sáng, ít khuyết tật, có độ cứng chắc, tỷ trọng lớn hơn 650kg/m3. Gỗ tràm có thể chống lại sự tấn công của mối mọt và côn trùng rất tốt nên gỗ tràm rất thích hợp để sản xuất sàn gỗ có chất lượng tốt mà giá cả lại rẻ hơn nhiều so với những loại gỗ khác.
Gỗ tràm sinh trưởng khá nhanh và thích nghi rộng, tạo giá trị kinh tế cao, chính vì vậy, chính phủ Việt Nam rất chú trọng trong phát triển trồng rừng gỗ tràm để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cũng như cả tạo sản xuất lâm nghiệp và dùng gỗ tràm cho ngành chế biến gỗ và nguyên liệu làm giấy.
Ứng dụng của cây gỗ tràm
Lá tràm có tác dụng kháng khuẩn, trị cảm cúm và giảm đau, nên được dùng để điều trị các vết thương, vết bỏng, cảm lạnh, cúm và kích thích tiêu hóa trong y học, lá tràm phơi khô có thể dùng nấu nước uống thay chè.
Sàn gỗ tràm
Tinh dầu tràm được dùng làm nguyên liệu để sản xuất các loại cao xoa, dầu tràm dùng để xoa bóp, trị đau khớp, nhức mỏi cơ,…
Như đã nói ở phần trên, gỗ tràm có thể chống lại sự tấn công của mối mọt nên thường dùng để sản xuất sàn gỗ, trong công nghiệp sản xuất giất, trụ mỏ và đồ gia dụng.
Tìm hiểu thêm các loại gỗ khác:
Các loại gỗ cấm khai thác tại Việt Nam
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, mọi chi tiết xin liên hệ
Hotline: 0966392456
Hệ thống cửa hàng:
TP HCM: 87 Ông Ích Khiêm, P.10, Q.11