Lễ Vu Lan báo hiếu là gì?
Ngày lễ Vu Lan báo hiếu là gì?
Trong tháng 7 âm lịch (hay còn gọi là tháng cô hồn) có một ngày lễ đặc biệt và là một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm của Đạo Phật, đó là ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu, vậy nó có ý nghĩa gì và nguồn gốc của ngày lễ đó như thế nào? Cùng Gỗ Thành Vinh tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Lễ Vu Lan được tổ chức vào ngày nào?
Lễ vu lan là ngày lễ rất lớn của Đạo Phật, được tổ chức vào ngày 15/7 âm lịch hay còn gọi là rằm tháng bảy hằng năm.
Theo dân gian, tháng 7 âm lịch là tháng mở cửa ngục, ân xá cho vong linh nên có lễ cúng Cô Hồn cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế để thờ cúng. Đây còn là dịp mà mọi tù nhân ở địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành. Vào tháng cô hồn ( tháng 7 âm lịch, rằm tháng 7 là ngày chính), người Trung Quốc và người Việt Nam tin rằng là tháng không may mắn và có những điều kiêng kỵ, cũng như là khuyến khích ăn chay và làm nhiều việc từ thiện.
Còn ở Việt Nam lễ vu lan hay còn được gọi là vu lan báo hiếu là dịp để mọi người bày tỏ lòng thành kính, báo hiếu với cha mẹ và các bật sinh thành, ông bà tổ tiên.
Nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan
Vu lan có nguồn gốc chữ phạn là Ullambana (hay còn gọi là Ullambana Day, Ullambana Festival).
Trong Hán ngữ có thể hiểu là cứu được cha mẹ, tổ tiên thoát khỏi cảnh tội đồ, cầu nguyện cho chúng sinh thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.
Theo nguồn gốc Phật thoại: Tôn giả Mục Kiều Liên là một trong số ít những đệ tử xuất chúng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Dù có quyền pháp vô biên, đức độ nhưng Mục Kiều Liên luôn tưởng nhớ đến người mẹ đã mất của mình.
Vào một ngày nọ, ông dùng đôi mắt thần của mình để nhìn xuống địa ngục, thấy mẹ mình là bà Thanh Đề bị Diêm Vương đày làm quỷ đói do kiếp trước gây quá nhiều nghệp ác. Vì thương mẹ, ông đã dùng phép thuật để xuống địa ngục dâng cơm cho bà. Bà Thanh Đề do lâu ngày bị nhịn đói nên khi ăn đã dùng một tay để che bát cơm của mình vì sợ các cô hồn khác đến tranh giành.
Do vì còn tính "tham, sân, si" chưa thể trút bỏ nên khi bà đưa cơm lên miệng, thức ăn liền hóa thành lửa đỏ, không thể ăn được nữa. Đau xót và thương mẹ khi chứng kiến cảnh này, Mục Kiều Liên đã cầu xin Đức Phật giúp mình cứu mẹ.
Tuy nhiên, Đức Phật đã chỉ ra cho ông thấy rằng, một mình ông không thể cứu được mẹ mình vì ác nghiệp mà bà gây ra từ kiếp trước quá nặng. Chỉ còn cách duy nhất là nhờ lực của chư tăng khắp mười phương tám hướng mới mong có thể thành công. Vào ngày rằm tháng bảy, nhân lúc các chư tăng mãn hạ (sau 3 tháng an cư kiết hạ) thì sửa một cái lễ đặt vào trong chiếc chậu để dâng cúng và thành khẩn cầu xin mới có thể cứu rỗi vong nhân khỏi địa ngục tăm tối.
Mục Kiều Liên đã thành tâm làm theo lời Phật dạy. Ông không những cứu được mẹ mà còn giải thoát được tất cả vong hồn bị giam cầm ở âm cung. Chính vì lẽ đó, rằm tháng bảy mang ý nghĩa của "mùa hiếu hạnh".
Ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan
Ý nghĩa thực sự của lễ Vu Lan chính là báo hiếu. Ngày lễ này nhắc nhở các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những thế hệ người đi trước. Lễ Vu Lan cũng giúp mỗi người tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là “Từ, bi, hỷ, xả”, “vô ngã, vị tha”, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”…
Còn một ý nghĩa nữa là ngày giúp các cô hồn được tự do lên trần gian, được ăn nhiều đồ ăn ngon và không bị khổ cực nơi địa ngục.
Những hoạt động của lễ Vu Lan tại Việt Nam
Tại Việt Nam, việc cúng Rằm tháng Bảy bao giờ cũng phải cúng ở chùa trước, rồi mới đến cúng trong nhà. Lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào ban đêm, khi mặt trời đã lặn. Mỗi nhà có mâm cơm cúng trước nhà, để cúng những vong linh bơ vơ không gia đình, còn theo dân gian gọi là cúng cô hồn.
Vào ngày này, mọi gia đình đều cúng hai mâm: cúng tổ tiên tại bàn thờ tổ tiên và cúng cô hồn ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè ,thời gian cúng có thể là vào buổi sáng, trưa hoặc chiều. Nhớ là không được cúng vào ban đêm.
Trên mâm cúng tổ tiên, gia đình bày biện một mâm cỗ chay (số ít gia đình thường cúng mặn) tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm (đồ vàng mã) làm bằng giấy có tính tượng trưng với hình dạng giống như đồ thật như giày dép, quần áo, xe ô tô, xe máy, điện thoại,…để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người Dương trần.
Trên mâm cúng cô hồn thì lễ vật gồm có: quần áo cô hồn với nhiều màu sắc, các loại bỏng ngô, chè lam, kẹo vừng, mía, bánh quế, cháo, tiền vàng, cốc nước lã hoặc rượu, cốc gạo trộn lẫn với muối, ngô, khoai lang luộc, cháo hoa… và những lễ vật khác dành cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa.
Vào ngày lễ Vu Lan ở Việt Nam thường có hình ảnh Bông hồng cài áo, là cài bông hồng cho những ai còn mẹ và bông trắng cho những ai mất mẹ, nhắc nhở về lòng hiếu thảo và tình người. Nghi thức này do thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng trong cuốn sách viết năm 1962.
Song song với ngày Lễ Vu Lan thì ngày rằm tháng bảy cũng được gọi lại ngày “Xá Tội Vong Nhân” hay còn được gọi là ngày Cúng Cô Hồn. Theo phật tử Trung Hoa người ta hay gọi ngày này là ngày Phóng Diệu Khẩu (bố thí và cầu nguyện cho loại quỷ đói miệng lửa). Theo truyền thuyết dân gian thì từ mùng 2/7 âm lịch, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan để cho ma quỷ toả ra tứ phương và đến sau 12h đêm ngày 14/7 âm lịch thì sẽ đóng lại, ma quỷ phải quay lại địa ngục.
Do đó, ở dương thế quan niệm rằng tháng 7 sẽ có rất nhiều quỷ đói nên phải cúng gạo, muối, giấy tiền, vàng bạc để chúng không quấy nhiểu cuộc sống trên dân gian. Ngoài ra, Với quan niệm tháng bảy là không may mắn nên các công việc cưới hỏi, xây dựng, đi xa ít được diễn ra vào tháng này.
Như vậy bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Ngày lễ Vu Lan là gì?” chưa nào?. Gỗ Thành Vinh chúc bạn có một mùa Vu Lan báo hiếu ý nghĩa, trọn vẹn bên gia đình và người thân.
>> Xem thêm: Ý nghĩa và những điều có thể bạn chưa biết về tháng cô hồn <<
---------------------