Phân biệt các loại gỗ quí như Gỗ nu nghiến, Gỗ Mun, Gỗ trắc .....
Hôm nay Gỗ Thành Vinh xin chia sẻ một số thông tin về việc Phân biệt các loại gỗ quí như Gỗ nu nghiến, Gỗ Mun, Gỗ trắc ..... hãy cùng theo dõi bài viết của chúng tôi nhé!
Phân biệt các loại gỗ quí như Gỗ nu nghiến, Gỗ Mun, Gỗ trắc .....
Gỗ Nu Nghiến
Nu là gỗ có vân xoăn đẹp ở bướu to của một số cây gỗ quý, dùng làm bàn nghế, đồ mỹ nghệ. Nu còn có những cách gọi khác nhau là : núm, nụm. Thực chất đây là sự phát triển riêng biệt của loài cây thân gỗ, khi cây gỗ bị thương tật như sâu bệnh, sét đánh, chặt chém., làm xây xước thân cây… lúc đó cây sẽ sinh ra chất dinh dưỡng đồn tích để nuôi dưỡng phần bị thương tật ấy lành trở lại. Do đặc điểm sinh lý và lý do bảo tồn sự phát triển tự nhiên của cơ thể sống mà dinh dưỡng hấp thu được từ đất, không khí đã tập trung với mức độ cao vào những nơi thương tật làm cho nó phát triển khác thường với những nơi khác. Vì thế mà chỗ thương tật phình ra thành bươu, mức độ lớn của bươu phụ thuộc vào khả năng hấp thụ dinh dưỡng, thời gian sinh trưởng của cây. Thường thì bướu có đường kính to hơn đường kính thân cây chủ. Nói thế không có nghĩa là muốn có nu thì tạo ra thương tích trên cây là được. Thực tế là tỷ lệ thành bướu rất thấp, có khi hàng trăm cây mới được một cây có nu, quá trình hình thành bướu, giống như trầm hương trên thân cây đó. Và Và dưới bàn tay khéo léo tỉ mỉ của nghệ nhân hiện Gỗ Thành Vinh đang cung cấp Đồng hồ gỗ Nu Nghiến
Gỗ Mun
Gỗ mun là loại gỗ có màu đen được khai thác từ các loài cây thuộc họ Thị, tại Việt Nam thì nó thường được lấy từ loại cây mun nên gọi là gỗ mun. Đặc điểm của loại gỗ này là ngoài việc có màu đen thì nó khá đặc nên có thể chìm trong nước vì thế không thể thả trôi sông và cấu trúc của nó sẽ làm bề mặt trở nên rất mịn khi được đánh bóng điều khiến cho loại gỗ này trở nên rất có giá trị trong việc làm các sản phẩm mỹ nghệ cao cấp bằng gỗ với kết quả là các loài cây cho loại gỗ này đều đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng.Gỗ nặng, thớ gỗ rất mịn,có màu đen tuyền khi dùng lâu sẽ bong như sừng, hoặc màu đen sọc trắng. Là cây gỗ nhỏ
- Thường được dùng để đóng bàn ghế, tạc tượng, điêu khắc tranh
- Gỗ nặng, thớ gỗ rất mịn
- Có màu đen tuyền khi dùng lâu sẽ bong như sừng, hoặc màu đen sọc trắng
- Khi ướt thì mềm rễ sử lý gia công, nhưng khi khô thì rất cứng.
Với loại gỗ mun này thì làm nên các sản phẩm như Đồng hồ gỗ mun đen mặt Vuông, Đồng hồ gỗ mun đen, Vỏ gỗ điện thoại .....
Gỗ trắc
Cây gỗ trắc là cây cổ thụ lâu năm nhưng vỏ cây lại không bị sần sùi hay tróc vẩy mà rất nhẵn và có màu nâu xám.Cây trắc sinh trưởng và phát triển tương đối chậm nên sản lượng gỗ không nhiều vì vậy mà giá thành cũng khá cao. Gỗ trắc thuộc cây gỗ lớn, gô rất cưng, nặng, thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng, trong gỗ có tinh dầu. Trắc đỏ, Dalbergia balansae(trắc vàng), Dalbergia nigrescens(trắc đen). - Thường dùng để đóng bàn ghế,giường tủ cao cấp,tạc tượng khắc tranh.
- Thuộc cây gỗ lớn,gỗ rất cứng,nặng,thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng,gỗ rất bền không bị mối mọt,cong vênh.
- Gỗ có màu đỏ,màu vàng,màu đen tuỳ loài.
- Khi quay giấy giáp thì rất bóng bởi trong gỗ có sẵn tinh dầu.
Trắc đẹp nhất là loại ở ĐắcLắk, hiện nay rất hiếm, chỉ có phổ thông loại Trắc Lào, Campuchia hay là của Nam Phi. Gỗ trắc thuộc nhóm I trong nhóm gỗ quý của Việt Nam. Loại gỗ này được tìm thấy ở Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, ở Việt Nam gỗ trắc mọc rải rác ở Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế trở và Nam, nhiều nhất là ở KonTum.
Gỗ trầm
Gỗ trầm hương là phần gỗ có nhiều nhựa thơm từ gỗ thân già mục của cây trầm gió (hay còn gọi là gió bầu, dó bầu) qua thời gian rất lâu chuyển hóa mà thành, vì thế giá trị của gỗ trầm hương cũng khá cao. Gỗ trầm hương còn có tên gọi khác là trà hương, gió bầu, trầm gió cũng do nguyên nhân trên.
Sở dĩ có tên gọi gỗ trầm hương cũng là nhờ vào hương thơm vốn có đặc trưng không lẫn lộn của mình, gỗ trầm hương chứa đến > 25% tinh dầu, có tác dụng rất tốt với sức khỏe cho nên thường được chế tác thành tinh dầu trầm hương, vòng tay trầm,... để tiện mang theo bên mình bổ trợ cho sức khỏe. Theo chất lượng và độ quý hiếm mà người ta phân chia gỗ trầm hương thành các loại theo cấp độ từ cao xuống thấp: kỳ nam, trầm hương và tốc.
Hi vọng những thông tin trên giúp ích được cho quý khách, mọi nhu cầu hay thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn sớm và hoàn toàn miễn phí.