Ngày nhuận là gì? Tháng nhuận là gì? Tại sao có năm nhuận?
Ngày nhuận là gì? Tháng nhuận là gì? Tại sao có năm nhuận?
Theo dương lịch, cứ cách 4 năm lại có 1 ngày nhuận, đó là ngày 29/2, bình thường chỉ có 28 ngày trong tháng 2. Với âm lịch thì nhuận nguyên một tháng tư, bạn có thể thấy trên lịch in 2 tháng tư cứ sau chu kỳ 2 - 3 năm âm lịch. Vậy ngày nhuận là gì? Tại sao lại có ngày này?
- Xem thêm: Tại sao số bậc cầu thang luôn là số lẻ?
Tại sao có ngày nhuận?
Trên thực tế Trái Đất quay quanh mặt trời không phải mất chính xác 365 ngày như bạn nghĩ mà mất khoảng 365 ngày và 6 giờ.
Cứ 4 năm sẽ có ngày nhuận 29/2
Nhưng theo lịch dương chúng ta đang dùng hiện tại một năm có 365 ngày. Chính vì mỗi năm bị dư ra khoảng 6 giờ đó nên sau 4 năm sẽ dư 6x4 = 24 giờ, tức là dư ra 1 ngày, người ta lấy đó là ngày nhuận. Năm có ngày nhuận được gọi là năm nhuận. Theo quy ước ngày nhuận sẽ rơi vào tháng 2 dương lịch và do đó trong năm nhuận tháng 2 sẽ có 29 ngày.
Tại sao có tháng nhuận?
Không giống như lịch dương (lịch mặt trời), trong lịch âm (lịch mặt trăng), mỗi tháng sẽ có 29 ngày hoặc 30 ngày. Nếu tổng số ngày âm lịch trong một năm sẽ rơi vào khoảng 354 ngày, ít hơn khoảng 11 ngày so với dương lịch.
Do đó, thời gian chênh lệch ra sau mỗi 3 năm khoảng 33 ngày, tương đương hơn 1 tháng. Do vậy cứ khoảng 2 hoặc 3 năm trong lịch âm lại xuất hiện một năm có 13 tháng gọi là năm nhuận. Trong năm nhuận này sẽ có thêm một tháng trùng tên, tháng đó gọi là tháng nhuận.
Năm nhuận âm lịch sẽ nhuận nguyên 1 tháng
Thường thì trong 19 năm sẽ có 7 năm nhuận. Tùy theo tháng nhuận, năm nhuận có từ 382 đến 385 ngày. Tháng đầu năm là tháng giêng và tháng cuối năm là tháng chạp không bao giờ được lấy làm tháng nhuận. Năm 2020, âm lịch nhuận tháng tư.
Cách để biết năm nhuận hay không?
Một cách tính đơn giản (chỉ áp dụng với dương lịch) là ta lấy số năm muốn tính chia cho 4. Nếu chia hết cho 4 thì đó là năm nhuận, nếu chia ra có số thập phân hoặc có số dư thì không phải là năm nhuận.
Ví dụ: năm 2004 có phải là năm nhuận hay không? Ta lấy 2004/4 = 501. Chia hết, có nghĩa là 2004 là năm nhuận.
Ví dụ 2: 2020/4 = 505 => năm 2020 là năm nhuận.
Ví dụ 3: 2021/4 = 505 dư 1 (505,25), có số dư nên 2021 không phải năm nhuận.
Trong trường hợp đặc biệt, những năm ở đầu thế kỷ (1900, 2000, 1800,...) có 2 số 0 phía sau thì ta chỉ lấy 2 số đầu để chia 4 thôi. Nếu chia hết thì đó là năm nhuận.
Những điều thú vị của ngày nhuận trên thế giới
Ở Scottland, ngày 29/2 có tên gọi là ngày cầu hôn, “ngày giành quyền phụ nữ”. Vào ngày này, những người phụ nữ có quyền thể hiện tình cảm với người đàn ông mình yêu thương. Chính nữ hoàng Margarit đã ban bố luật lệ trên kể từ năm 1288 nhằm phá bỏ định kiến chỉ đàn ông mới là người cầu hôn phụ nữ.
Phong trào hay ho này nhanh chóng được khá nhiều nước, kể cả Châu Âu hay Châu Mĩ hưởng ứng. Họ tỏ ra khá thích thú vì được coi 29/2 như ngày Lễ tình nhân, mặc dù không chính thức.
Và vì sự xuất hiện hiếm hoi của ngày này trên lịch âm dương, nên theo sự phỏng đoán của nhiều tờ báo chuyên về phong thủy, toàn thế giới chỉ có khoảng hơn 4 triệu người được sinh ra trong ngày nhuận nói trên.
Những buổi tiệc sinh nhật của người sinh vào ngày nhuận 29/2 cũng thật đặc biệt. Họ phải chờ đợi tận 4 năm mới có thể cùng nhau mừng kỉ niệm ngày mình ra đời, hoặc có thể chọn dời sang ngày trước và sau đó.
Theo quan niệm của người Hy Lạp cổ, ngày nhuận 29/2 là ngày “dư ra” với ý nghĩa không mang lại điềm tốt trong mọi việc.
Ngoài ra, ngày 29/2 còn có tên gọi là “Ngày bệnh hiếm gặp” và tổ chức cho Thế vận hội Olympics thế giới.
Đó là những thông tin giải thích ngày nhuận là gì? Tháng nhuận là gì và tại sao có năm nhuận? Hi vọng các bạn đã có những kiến thức thú vị.