NHỮNG HOẠT ĐỘNG MANG LẠI MAY MẮN TRONG NGÀY TẾT
NHỮNG HOẠT ĐỘNG MANG LẠI MAY MẮN TRONG NGÀY TẾT
Ngày Tết – Tết Nguyên Đán của dân tộc Việt Nam có rất nhiều hoạt động diễn ra, đa phần trong số đó bắt nguồn từ những phong tục, tục lệ từ xa xưa. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem những hoạt động nào mang lại điềm lành và may mắn trong ngày Tết nhé.
Đi lễ chùa, đình, đền
Vào sáng mồng 1 Tết Nguyên Đán, đa số mọi người sẽ không đi xông đất mà thay vào đó là kéo nhau đi lễ ở các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và cho gia đình. Cũng nhân dịp này, người ta thường xin quẻ đầu năm.
Xuất hành
Đầu năm mới, người Việt Nam còn có tục xuất hành. Xuất hành là đi ra khỏi nhà trong ngày đầu năm để đi tìm cái may mắn cho mình và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần…
Thường thường, người ta theo các hướng tốt, xuất hành đi lễ chùa, đền hoặc đi chúc Tết các bậc huynh trưởng, thân quyến hay bằng hữu. Tuy nhiên ngày nay, với sự phát triển của xã hội, những phong tục cổ hũ dần bị mai một, người ta đi lễ nhưng ít người kén giờ và kén hướng, miễn là ra đường với tâm trạng vui vẻ, tươi cười là đã mang lại may mắn rồi.
Hái lộc
Nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người Việt Nam còn có tục bẻ lấy một “cành lộc” để mang về nhà lấy may, lấy phước, ngụ ý là xin hưởng chút lộc của Trời đất Phật Thần ban cho. Đó là tục “hái lộc”.
Trước cửa đình cửa đền, thường có những cây đa, cây đề, cây si cổ thụ, cành lá xùm xòa, Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành xi, cây xương rồng… là những loại cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc. Cành lộc này thường đem về cắm ở bàn thờ Tổ tiên.
Với tin tưởng lộc hái về trong Ðêm giao thừa sẽ đem lại may mắn quanh năm, người Việt Nam trong buổi xuất hành đầu tiên bao giờ cũng hái lộc. Cành lộc tượng trưng cho tốt lành may mắn. Về tục xuất hành cũng như tục hái lộc có nhiều người không đi trong Ðêm giao thừa, mà họ kén ngày tốt giờ tốt trong mấy ngày đầu năm và đi đúng theo hướng chỉ dẫn trong các cuốn lịch đầu năm để có thể có được một năm hoàn toàn may mắn.
Hương lộc
Có nhiều người trong lúc xuất hành đi lễ, thay vì hái lộc cành cây, lại xin lộc tại các đình đền chùa miếu bằng các đốt một nắm hương hoặc một cây hương lớn, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó cắm tại lư hương bàn thờ Tổ tiên hoặc bàn thờ Thổ Công ở nhà. Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt.
Lấy lửa tự các nơi thờ tự mang về, tức là xin Phật Thánh phù hộ cho được phát đạt tốt lộc quanh năm. Trong lúc mang nấm hương từ nơi thờ tự trở về, nhiều khi gặp gió, nấm hương bốc cháy, người ta tin đó là một điềm tốt báo trước sự may mắn quanh năm. Thường những người làm ăn buôn bán hay xin hương lộc tại các nơi thờ tự.
Xông nhà
Ngay từ nửa đêm sau lễ giao thừa đánh dấu một năm đã qua, nhường cho một năm mới tốt đẹp đến, nhà ở được coi như hoàn toàn đổi mới, người bước chân tới xông đất sẽ được coi như là “sứ giả” do sự may mắn đưa đến!
Do đó, mọi người đã cân nhắc kỹ về nhân phẩm, chức phận, sự giàu sang, cũng như về tính tình, hạn vận khi mong cầu người đến xông nhà ngày đầu năm là hệ trọng hơn cả.
Thường cúng giao thừa ở nhà xong, người gia chủ mới đi lễ đền chùa. Gia đình có nhiều người, thường người ta cử một người dễ vía ra đi từ lúc trước giao thừa, rồi khi lễ giao thừa tới thì dự lễ tại đình chùa hoặc ở thôn xóm, sau đó xin hương lộc hoặc hái cành lộc về. Lúc trở về đã sang năm mới, người này đã tự xông nhà cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình.
Ði xông nhà như vậy tránh được sự phải nhờ một người tốt, vía khác đến xông nhà cho mình. Nếu không có người nhà dễ vía để xông nhà lấy, người ta phải nhờ một người khác trong thân bằng cố hữu tốt vía để sớm ngày mồng một Tết đến xông nhà, trước khi có khách tới chúc Tết, để người này đem lại sự may mắn.
Chính vì nghĩ đến ảnh hưởng của việc xông đất đến việc làm ăn cho cả năm, nên các bậc cao niên rất thận trọng đối với người đến đầu tiên trong ngày Tết Nguyên Đán để long trọng mang lại giúp họ sự tốt lành suốt năm mới.
Chúc Tết và mừng tuổi
Sáng sớm mồng một Tết hay ngày “Chính đán”, mọi sinh hoạt ngừng lại, các con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ tiên chúc Tết ông bà, các bậc huynh trưởng và mừng tuổi lẫn nhau. Theo tục lệ, cứ năm mới tới, kể cả người lớn lẫn trẻ con, mỗi người tự nhiên tăng lên một tuổi.
Bởi vậy ngày mồng một Tết là ngày con cháu “chúc thọ” ông bà và các bậc cao niên; và người lớn thì “mừng tuổi” trẻ em một cách cụ thể bằng những đồng tiền mới bỏ trong những “phong bao”.
Tục này ở Việt Nam quen gọi là “lì xì”. Tiền mừng tuổi nhận được trong ngày Tết gọi là “Tiền mở hàng”. Xưa còn có lệ cho tiền phong bao với số tiền lẻ (chứ không phải là tiền chẵn), ngụ ý tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm nhiều.
Về chúc Tết, trong ba ngày Tết, những thân bằng quyến thuộc hoặc những người phải chịu ơn người khác thường phải đi chúc Tết và mừng tuổi gia chủ; sau đó xin lễ ở bàn thờ Tổ tiên của gia chủ. Tục này ngày nay ít còn, vì thời gian eo hẹp, đường sá xa xôi cho nên đã được thay thế bằng những tấm thiệp “Chúc Mừng Năm mới” hay “Cung Chúc Tân Xuân”.
Như vậy, với những hoạt động mừng năm mới trên đây, gỗ Thành Vinh chắc chắn rằng sẽ mang lại rất nhiều may mắn và tài lộc cho gia đình bạn. Nhân dịp Tết đến xuân về, chúc bạn và gia đình có một năm mới bình an, phát tài và may mắn.
Hotline: 0966392456
Hệ thống cửa hàng:
TP HCM: 87 Ông Ích Khiêm, P.10, Q.11
Xem thêm:
Phát lộc nhờ ý nghĩa số điện thoại theo phong thủy
Sinh con năm 2020 mệnh gì? Tuổi con gì?